Liên quan với lịch sử Đồng_Tập_Trận

Bản đồ giúp hình dung vùng đất Đồng Tập Trận

Học giả Trương Vĩnh Ký trong bài "Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận", kể:

"Hàng năm, sau Tết ít lâu, ông (chỉ Lê Văn Duyệt) tổ chức diễn tập quân đội của lục tỉnh[9] nơi đồng Tập trận (trong cánh đồng Mồ mả)[10] nay có các cột dây thép gió. Cuộc thao diễn ấy được quan niệm dưới hai khía cạnh vừa chính trị vừa tôn giáo, đúng hơn là mê tín. Cuộc thao diễn có mục đích khoa trương lực lượng sẵn sàng đàn áp mọi cuộc gây rối, đồng thời để xua đuổi ma quỷ xấu xa. Lễ ra quân đó tiến hành như sau:"Trước ngày 16 tháng giêng năm mới, sau khi giữ chay tịnh, quan Tổng trấn vận phẩm phục đại trào vào hoàng cung bái vọng đức vua, rồi ba phát pháo lệnh thần công, ông lên cáng giữa đoàn quân tiền hô hậu ủng. Ông đi rước như vậy, hoặc qua cửa Gia Định môn hoặc qua cửa Phiên An môn, rẽ hướng Chợ Vải và đi thẳng lên đường Mac Mahon để tới Mô Súng [11] Tại đây, người ta bắn súng đại pháo, duyệt binh, con voi tập trận. Sau đó ông Tổng trấn đi vòng ra phía sau thành tới Xưởng thủy để xem một trận chiến giả, rồi trở về thành. Trong suốt cuộc rước binh đó, dân chúng gây tiếng động trong nhà, như đốt pháo xua đuổi tà thần có thể ếm hại gia đình...[12].
  • Ngay sau khi đánh hạ được thành Phiên An (tháng 7 năm Ất Mùi, 1835), vua Minh Mạng đã ra lệnh hạ sát "già trẻ trai gái, cộng chung là 1.831 người" có liên quan đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, rồi vùi thây trên cánh đồng này. Vị trí nấm mộ đó, tuy ý kiến của các nghiên cứu vẫn còn có chút khác biệt, nhưng tựu trung cũng chỉ quanh quẩn ở khu vực Ngã Sáu Công trường Dân Chủ.
  • Sau khi cuộc khởi nghĩa nổ ra tại Sài Gòn vào tháng 2 năm 1916 thất bại, cũng chính tại Đồng Tập Trận, Phan Xích Long và 56 đồng đội đã bị quân Pháp xử bắn[13].